PHÂN BIỆT GỐM VÀ SỨ

By | 14:29 Leave a Comment
Nghề gốm sứ trong lịch sử văn hóa việt nam nó luôn là một nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc.



Ngày nay nhắc đến  gốm sứ không ai là không biết đến bát tràng với cái tên làng gốm sứ , đó là những vật dụng rất thân thiên, được dùng nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của con người.

Mặc dù gốm và sứ đều được làm từ nguyên liệu chính là đất sét nung. Nhưng chất lượng thì khác nhau do quá trình chọn nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất. 



Phân biệt gốm và sứ
Vật dụng bằng sứ


Phân biệt gốm và sứ
Vât dụng bằng gốm


Đồ gốm có chất lượng kém hơn đồ sứ, do chỉ được đun dưới nhiệt độ từ 800- 1.200 độ C. Trong khi đó, đồ sứ được đun đến 1.300 độ C.


Phân biệt gốm và sứ
Lò nung gốm sứ

Dùng đũa hoặc thanh kim loại gõ nhẹ vào sản phẩm. Các sản phẩm bằng sứ sẽ cho tiếng ngân thanh vào kéo dài hơn.Hoặc bạn có thể kiểm ra lớp men tráng trên sản phẩm. Đồ gốm được làm từ nguyên liệu ít chọn lọc hơn đồ sứ nên thường có độ xốp cao hơn, khả năng giữ nhiệt kém nên phải tráng men toàn bộ sản phẩm, còn đồ sứ thường lớp men tráng sẽ không kín.


Khi chúng ta đưa hai sản phẩm lên ánh sáng thì ánh sáng sẽ xuyên qua sản phẩm sứ , do sứ có độ tinh khiết cao hơn gốm.

Bạn nên mua những vật dụng bằng sứ vì sứ bền, không dễ vỡ như gốm, tính giữ nhiệt cao hơn, có thể cho vào lò vi sóng còn đồ gốm có độ xốp cao nên nếu bị thấm nước sẽ nhanh mục.

Ở việt nam, gốm sứ được phân chia như sau:

- Gốm (Bát Tràng, Phù Lãng)

- Sứ (Bát Tràng, Chu Đậu, Thanh Trì, Hải Dương, Đông Triều, Đồng Nai).

Gốm Bát Tràng kết cấu chắc, trọng lượng nhẹ.

Gốm Phù Lãng kết cấu xốp, trọng lượng nặng.

Các đặc điểm gốm sứ từ các làng nghề mà bạn nên biết:

Sứ Bát Tràng (Mặt hàng chủ đạo: bình lọ hoa, am chen bat trang, bát đĩa, tranh sứ, đồ chơi con giống...) hoạ tiết, hoa văn được vẽ thủ công, nét vẽ mềm mại, mỏng mảnh, trọng lượng nhẹ, tiếng kêu thanh. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, phong phú. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas.

Sứ Chu Đậu (bình lọ hoa) hoạ tiết, hoa văn thủ công, nét vẽ hơi thô cứng, dày và nặng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas và lò than thủ công.

Sứ Hải Dương (ấm chén bát đĩa) là sứ công nghiệp, độ giòn cao, hoa văn thường dán đềcan, kẻ chỉ vàng kim và sử dụng công nghệ hấp lò Tuy-nen (có một chút nhỏ hàm lượng chì). Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas.

Sứ Đông Triều, Quảng Ninh (chậu hoa, ấm tích) hoạ tiết hoa văn thủ công, nét vẽ cứng, dày và nặng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng than.

Sứ Đồng Nai (bát đĩa, đồ chơi, con giống) là sứ công nghiệp, hoạ tiết hoa văn cũng giống như Hải Dương dán Đềcan và hấp lò Tuy-nen, độ giòn cao. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas


Gốm sứ Trung Quốc chia sản phẩm chế biến từ đất theo quy trình tương tự làm hai loại:

Đào khí: Sành hay gốm là để chỉ đồ đất nung bằng đất sét chưa chế biến, rất khô gọi là đồ đất nung. Trong chủng loại này, sản phẩm được chế tạo từ đất sét đã lọc được gọi là tinh đào (sành mịn) hay thái đào (gốm màu). Nhiệt độ nung của chủng loại này thường là từ 1.100 - 1.280oC. Nhiệt độ nung càng cao thì độ kết khối càng tốt, càng ít hút nước do đó sức chịu lực cũng tốt hơn.

Đồ từ khí: là đồ sứ được chế tạo bằng cao lanh như mô tả ở trên. Ngoài ra, đồ sứ Trung Quốc còn có mặt hàng truyền thống đặc biệt là vẽ trang trí dưới men với màu xanh cobalt rất nổi tiếng và một số mặt hàng sứ khác được pha chế men cổ truyền như: men huyết dụ, xanh ngọc…


Khi chọn mua các sản phẩm gốm sứ, bạn nên chọn các sản phẩm có nước men bóng, không nên chọn các sản phẩm có nước men bị rạn chân chim và các sản phẩm có nước men bị lẫn tạp chất hoặc sần sùi...


Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

0 nhận xét: