Latest Posts

Nghề gốm sứ trong lịch sử văn hóa việt nam nó luôn là một nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc.



Ngày nay nhắc đến  gốm sứ không ai là không biết đến bát tràng với cái tên làng gốm sứ , đó là những vật dụng rất thân thiên, được dùng nhiều trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của con người.

Mặc dù gốm và sứ đều được làm từ nguyên liệu chính là đất sét nung. Nhưng chất lượng thì khác nhau do quá trình chọn nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất. 



Phân biệt gốm và sứ
Vật dụng bằng sứ


Phân biệt gốm và sứ
Vât dụng bằng gốm


Đồ gốm có chất lượng kém hơn đồ sứ, do chỉ được đun dưới nhiệt độ từ 800- 1.200 độ C. Trong khi đó, đồ sứ được đun đến 1.300 độ C.


Phân biệt gốm và sứ
Lò nung gốm sứ

Dùng đũa hoặc thanh kim loại gõ nhẹ vào sản phẩm. Các sản phẩm bằng sứ sẽ cho tiếng ngân thanh vào kéo dài hơn.Hoặc bạn có thể kiểm ra lớp men tráng trên sản phẩm. Đồ gốm được làm từ nguyên liệu ít chọn lọc hơn đồ sứ nên thường có độ xốp cao hơn, khả năng giữ nhiệt kém nên phải tráng men toàn bộ sản phẩm, còn đồ sứ thường lớp men tráng sẽ không kín.


Khi chúng ta đưa hai sản phẩm lên ánh sáng thì ánh sáng sẽ xuyên qua sản phẩm sứ , do sứ có độ tinh khiết cao hơn gốm.

Bạn nên mua những vật dụng bằng sứ vì sứ bền, không dễ vỡ như gốm, tính giữ nhiệt cao hơn, có thể cho vào lò vi sóng còn đồ gốm có độ xốp cao nên nếu bị thấm nước sẽ nhanh mục.

Ở việt nam, gốm sứ được phân chia như sau:

- Gốm (Bát Tràng, Phù Lãng)

- Sứ (Bát Tràng, Chu Đậu, Thanh Trì, Hải Dương, Đông Triều, Đồng Nai).

Gốm Bát Tràng kết cấu chắc, trọng lượng nhẹ.

Gốm Phù Lãng kết cấu xốp, trọng lượng nặng.

Các đặc điểm gốm sứ từ các làng nghề mà bạn nên biết:

Sứ Bát Tràng (Mặt hàng chủ đạo: bình lọ hoa, am chen bat trang, bát đĩa, tranh sứ, đồ chơi con giống...) hoạ tiết, hoa văn được vẽ thủ công, nét vẽ mềm mại, mỏng mảnh, trọng lượng nhẹ, tiếng kêu thanh. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, phong phú. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas.

Sứ Chu Đậu (bình lọ hoa) hoạ tiết, hoa văn thủ công, nét vẽ hơi thô cứng, dày và nặng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas và lò than thủ công.

Sứ Hải Dương (ấm chén bát đĩa) là sứ công nghiệp, độ giòn cao, hoa văn thường dán đềcan, kẻ chỉ vàng kim và sử dụng công nghệ hấp lò Tuy-nen (có một chút nhỏ hàm lượng chì). Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas.

Sứ Đông Triều, Quảng Ninh (chậu hoa, ấm tích) hoạ tiết hoa văn thủ công, nét vẽ cứng, dày và nặng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng than.

Sứ Đồng Nai (bát đĩa, đồ chơi, con giống) là sứ công nghiệp, hoạ tiết hoa văn cũng giống như Hải Dương dán Đềcan và hấp lò Tuy-nen, độ giòn cao. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas


Gốm sứ Trung Quốc chia sản phẩm chế biến từ đất theo quy trình tương tự làm hai loại:

Đào khí: Sành hay gốm là để chỉ đồ đất nung bằng đất sét chưa chế biến, rất khô gọi là đồ đất nung. Trong chủng loại này, sản phẩm được chế tạo từ đất sét đã lọc được gọi là tinh đào (sành mịn) hay thái đào (gốm màu). Nhiệt độ nung của chủng loại này thường là từ 1.100 - 1.280oC. Nhiệt độ nung càng cao thì độ kết khối càng tốt, càng ít hút nước do đó sức chịu lực cũng tốt hơn.

Đồ từ khí: là đồ sứ được chế tạo bằng cao lanh như mô tả ở trên. Ngoài ra, đồ sứ Trung Quốc còn có mặt hàng truyền thống đặc biệt là vẽ trang trí dưới men với màu xanh cobalt rất nổi tiếng và một số mặt hàng sứ khác được pha chế men cổ truyền như: men huyết dụ, xanh ngọc…


Khi chọn mua các sản phẩm gốm sứ, bạn nên chọn các sản phẩm có nước men bóng, không nên chọn các sản phẩm có nước men bị rạn chân chim và các sản phẩm có nước men bị lẫn tạp chất hoặc sần sùi...


Để lựa chọn được 1 bộ ấm chén đẹp cho phòng khách của bạn quả là điều k dễ dàng. Nhưng đến với Bát tràng mọi thứ đó lại là điều quá là đơn giản rồi.

Bát Tràng nổi tiếng với làng nghề gốm, với chất lượng men chuẩn 100%. Đã có uy tín và thương hiệu từ rất lâu.  Từng đến Hà nội thì các bạn đừng quên tới làng gốm bát tràng, các bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị và bổ ích ở đó.

Thưởng thức chén trà nóng với hương vị đặc trưng của dân tộc quả là một điều hết sức thú vị. Bộ ấm chén Bát Tràng với thiết kế đơn giản, được làm hoàn toàn thủ công, nung ở nhiệt độ 1300 độ C đem đến sự đảm bảo về độ bền, đẹp cũng như an toàn cho sức khoẻ người sử dụng. Bộ ấm chén này sẽ là nét chấm phá tuyệt vời  cho không gian phòng khách của gia đình bạn. 


TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP

Bộ ấm chén gốm tử sa luôn mang trên mình những nét tinh túy riêng. Bên trong bộ ấm chén đều được tráng một lớp men đặc trưng, tạo nên vẻ đẹp tinh tế của bộ sản phẩm. Khi rót trà vào chén, bạn sẽ thấy được sự kết hợp hoàn hảo giữa màu men của gốm và màu xanh của trà. 

Dùng ấm tử sa pha trà sẽ giữ được nguyên hương, sắc của trà mà không làm trà bị biến chất. Ấm dùng lâu dần màu sắc trở nên sáng đẹp, nước pha trà càng thơm, càng dịu. Ngoài ra, ấm tử sa còn chịu nhiệt tốt, không rạn nứt dù nhiệt độ thay đổi, truyền nhiệt ít, cầm không nóng tay.


TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP

Bộ ấm chén sứ trắng Bát Tràng vẽ viền bạc đơn giản, trang nhã, lịch sự. Mang nét đẹp thanh tao thuần khiết, bộ ấm trà sứ trắng viền bạc sẽ góp phần tạo nên không gian tiếp khách sang trọng cho gia đình bạn. 

Hoa văn đơn giản, vẽ tay thủ công tinh xảo rất phù hợp với việc trưng bày trong phòng khách  của bạn.

TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP

Bộ ấm chén men xanh ngọc Bát Tràng  được tạo nên từ những bàn tay khéo léo của người thợ gốm Bát Tràng. Bộ ấm chén men xanh ngọc Bát Tràng đều được làm bằng loại đất sét cao cấp tạo nên xương gốm cứng chắc và bên ngoài được phủ một lớp men ngọc sang trọng tạo nên nét riêng biệt của gốm sứ cổ Bát Tràng.



TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP

Men rạn giả cổ là một loại men độc đáo và khó thực hiện trên sản phẩm. Bộ ấm trà men rạn chân chim màu be mang vẻ tự nhiên và mộc mạc cho phòng khách gia đình bạn. 

TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP

Bộ ấm chén gốm nhỏ xinh, màu sắc và kiểu dáng rất bắt mắt, mới lạ. Với những họa tiết hoa nhỏ tinh xảo vẽ bằng tay, bộ ấm chén không những nổi bật hơn mà còn là một sản phẩm mang đậm tính nghệ thuật. 

Được tạo ra từ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa nhất , giàu kinh nghiệm nhất của Bát Tràng, bộ ấm trà vẽ chùa Một Cột mang đậm nét truyền thống của Việt Nam. Bộ sản phầm này rất thích hợp để tạo điểm nhấn trên bàn tiếp khách nhà bạn


TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP

Bộ ấm chén Bát Tràng gốm sao xanh được làm tỉ mỉ, tinh tế, mang nét cổ kính mà vẫn hiện đại, tao nhã, làm tăng thêm sự thanh thản và tạo sự cuốn hút cho người thưởng thức trà
TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP

Bộ ấm chén bọc đồng vẽ hoa mai là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chất lượng cao của làng gốm Bát Tràng. Chất liệu đất, men được chọn lọc kĩ lưỡng, kiểu dáng bắt mắt, sang trọng, vừa là sản phẩm gia dụng chất lượng vừa có thể trang trí


TỔNG HỢP BỘ ẤM CHÉN LỰA CHỌN CHO PHÒNG KHÁCH CỰC ĐẸP


thể hiện độ tinh xảo không chỉ trong nét vẽ mà còn ngay cả trong xương đất và nước men, với men trắng họa tiết hoa xanh tinh tế, bộ sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao trong sản xuất.


 Hãy để Bát Tràng luôn là sự lựa chọn số 1 cho vật dụng trong gia đình của bạn để thể hiện sự tinh tế và hoàn mỹ cho ngôi nhà.




Chọn mua bộ ấm chén siêu đẹp cho phòng khách nhà bạn mà không thể bỏ qua.

Bát Tràng, nơi bạn có thể lựa chọn được rất nhiều sản phẩm như: tranh gốm, ấm chén bát tràng, bát, ly, ấm chén 3D,  ...

với đa dạng chủng loại với chất liệu men sứ thuần việt 100%

Bộ ấm chén ngọc cá Bát Tràng có chất men sứ đẹp sang trọng chén có in hình cá 3D rất đẹp. Khi rót trà vào trong chén, bạn sẽ có cảm giác như cá đang bơi tung tăng trông rất sống động và thú vị.


BÁT TRÀNG BỘ ẤM CHÉN 3D
Bộ ấm chén 3D
Thông tin :
Nơi sản xuất : Làng gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
– Chất liệu trong sản phẩm : Gốm sứ men ngọc
– Màu sắc : Xanh Lam ngọc
– Quy cách sản phẩm gồm : 6 chèn, 1 ấm

Nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn:
BÁT TRÀNG BỘ ẤM CHÉN 3D


Bộ Bình ấm trà hình cá 3D được thợ sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, sử dụng những vật liệu an toàn từ làm đất đến chất lượng men (men ngọc) tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Với sự tìm tòi, nghiên cứu và sự sáng tạo của các nghệ nhân làng Gốm sứ Bát Tràng- Gia Lâm- Hà Nội. Đã cho ra đời Bộ bình ấm trà hình cá 3D với dáng vẻ trang nhã, thiết kế độc đáo, tinh tế, sang trọng đã chiếm được cảm tình của người sử dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một bộ gồm 6 chén và 1 ấm( không có khay). Với hình chú cá nhỏ được nghệ nhân tạo hình nổi dưới đáy chén trà, cộng với màu sắc chân thực nhất.
Quý khách có thể mua để làm quà biếu, quà tặng ý nghĩa trong ngày Lễ Tết, Tân Gia, Sự kiện,…
Hãy đến với làng gốm Bát Tràng để có những lựa chọn đúng đắn.

Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc.


Gốm truyền thống

Gốm cổ truyền Việt Nam đã có cách đây sáu, bảy ngàn năm. Gốm xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long... Rồi ta thấy trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun... Đồ gốm cổ truyền nước ta đã có những bước phát triển cao và hết sức phong phú.

Trong truyền thuyết, sự xuất hiện của đồ gốm, đồ sứ như một điều bí hiểm, linh thiêng “Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỷ canh giữ. Muốn khai thác được phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ ánh sáng chói lọi của mặt trời soi dọi chất bột đó mới biến thành gốm, sứ...”


SẢN PHẨM GỐM VIỆT


Những loại hình đồ gốm (nồi, bát, cốc, vò, gạch cổ...) có hình dáng đẹp, chắc, khoẻ, phần nhiều đã được chế tạo từ bàn tay. Mặt ngoài đồ gốm phủ đầy hoa văn trang trí với những đường vạch sắc sảo, những nét cong uyển chuyển, mềm mại, được phối trí, đối xứng và hài hòa. Đó là một biểu hiện về óc thẩm mỹ khá cao của người Việt Nam lúc bấy giờ....

Nghề gốm, xem ra phát triển rải rác khắp đất nước. Ở tỉnh nào cũng có những vùng làm nghề gốm. Cứ ven các dòng sông, chúng ta gặp nhiều mảnh sành, mảnh gốm còn vương sót lại. Hoặc chúng ta gặp những dãy lò gốm đang ăn khói nghi ngút. Những trung tâm sứ gốm ở nước ta, xuất hiện từ thời Lý - Trần mà đến nay vẫn còn hưng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh (Thanh Hóa)... Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của công nghệ gốm Việt Nam. Nếu nói trung tâm gốm ở nước ta, phải nói tới Bát Tràng - Thổ Hà – Hương Canh. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đường chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm, sứ.


SẢN PHẨM GỐM VIỆT

Theo tài liệu giới thiệu Lịch sử nghề gốm ở Thổ Hà của Ty Văn hóa Hà Bắc, và tài liệu. Tìm hiểu nghề gốm ở Bát Tràng, tư liệu đánh máy của Viện Mỹ thuật, năm 1964, cho biết: Vào khoảng thời Lý - Trần có người đỗ Thái học sinh (đặc biệt chức Thái học sinh thì mới có từ thời Trần) được cử đi sứ nhà Tống (Trung Quốc) là: Hứa Vĩnh Kiều, người làng Bồ Bát (Thanh Hóa), Đào Trí Tiến, người làng Thổ Hà (Hà Bắc), Lưu Phong Tú, người làng Kẻ Sặt (Hải Dương). Cả ba ông này, khi đi sứ đã học được nghề sứ gốm. Khi về nước, ba ông chọn ngày lành tháng tốt lập đàn ở bên sông Hồng làm lễ truyền nghề cho dân làng. Công nghệ có được phân như sau: Ông Kiều về Bồ Bát, ông Tiến về Thổ Hà, ông Tú về Phù Lãng, và:

- Làng Bồ Bát chuyên chế các hàng gốm sắc trắng.
- Làng Thổ Hà chuyên chế các hàng gốm sắc đỏ.
- Làng Phù Lãng chuyên chế các hàng gốm sắc vàng, thẫm

Nửa năm sau nghiên cứu, chế tạo thành công, ba ông lấy các đồ gốm do tay mình chế được, dâng Vua xem. Nhà Vua thấy sản vật đẹp, liền khen thưởng các quan sứ thần bốn chữ “Trung ái Quán Thế”và phong cho ba ông danh “Khởi nghệ tiên triết”. Tục truyền, dịp này, dân làng ở ba nơi đều tế lễ sầm uất và linh đình. Sau dâng ba tuần rượu, dân chúng nhảy nhót hoan hô để biểu dương các ngài đem nghề về truyền cho dân. Sau khi ba ông mất, dân chúng ba nơi đều tôn ba ông là “Tổ sư”, tức “Tổ nghề”.
Phường gốm Bồ Bát sau có rời ra ngoài Bắc. Dọc theo con sông Hồng, tới một bãi sông có đất thó trắng, họ dừng lại lập lò gốm ở đó, với tên gọi Bạch Phường thổ, sau này đổi là Bát Tràng phường. Và ngày nay, ta quen gọi là Bát Tràng.

Thời Lý - Trần là thời thịnh vượng của kỹ nghệ gốm. Vì thế, men gốm thời Lý - Trần phong phú là điều tất yếu.
Trước thời kỳ này, một số đồ gốm ở dạng gốm mộc, không phủ men mà được bao ngoài một lớp áo gốm, khâu phủ áo gốm không phải nơi nào cũng làm, nhưng Thổ Hà và Phù Lãng đều có dùng tới áo gốm. Áo gốm là một dung dịch tổng hợp giữa đất và chay, với công thức 4 đất 1 chay. Đất là gốm, giã nhỏ, sàng lọc cẩn thận. Còn chay là một thứ đá có lẫn gỉ sắt ở ngay địa phương. Chay cũng phải giã nhỏ, sàng lọc kỹ càng. Có hai thứ đất và chay rồi, trộn lẫn, pha nước, hòa tan thành một dung dịch. Tất cả các đồ gốm trước khi đem nung được nhúng vào dung dịch này, tạo ra một lớp áo gốm. Nếu cứ thế đem nung lên, là có gốm đẹp rồi. Hoặc giả, muốn phủ men ngoài thì ta phủ men lên lớp áo gốm.
Hãy làm quen với ba loại men gốm tiêu biểu thời Lý - Trần. Đó là gốm men ngọc, gốm hoa nâu, gốm hoa lam.

SẢN PHẨM GỐM VIỆT
Gốm hoa Lam


SẢN PHẨM GỐM VIỆT
gốm hoa nâu

SẢN PHẨM GỐM VIỆT
Gốm men ngọc

Ở Việt Nam không ai là không biết đến tên Làng Gốm Bát Tràng, Với lịch sử lâu đời và những đặc trưng riêng như vậy đã tạo ra sự  khác biệt giữa gốm việt nam nói chung và gốm bát tràng nói chung so với gồm Trung quốc.




Đôi nét về tranh gốm :

Tranh gốm  kích thước lớn hơn 40x40 cm sẽ được ghép bằng các mảnh lại với nhau còn sứ thì không như vậy, thường thì sẽ là nguyên khổ có khi lên tới 110x150 cm mà không phải ghép mảnh. 
Tranh gốm được làm hoàn toàn bằng tay nên cảm giác thô, dày và thường được đắp nổi lên trên mặt tranh còn tranh sứ thường được vẽ trơn tru trên nền trắng của sứ.

Nằm ở bờ Bắc sông Hồng, làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm gốm sứ đã hơn 500 năm nay. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không chỉ phong phú về chủng loại mà còn đa dạng về mẫu mã, trong đó có cả mặt hàng tranh gốm sứ rất thu hút khách tham quan.




làng Bát Tràng, mỗi xóm gần như chuyên sản xuất một loại sản phẩm. Nếu như xóm 2 chuyên về các lọ gốm thì xóm 5 lại chuyên về sản xuất tranh. Những tranh gốm sứ sản xuất ra đã mang tính cá biệt về phong cách của mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng văn hóa của làng nghề. Sản phẩm của nghề gốm truyền thống được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật cao, được truyền từ đời này qua đời khác.

TRANH GỐM BÁT TRÀNG
Tranh gốm bát tràng


Tranh Bát Tràng có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là tranh gốm hoa văn đắp nổi và tranh sứ hoa văn vẽ trơn. Không ít người đã nhầm lẫn giữa hai dòng tranh này. Tranh sứ nền trắng còn tranh gốm nền đất đỏ. Tranh gốm kích thước lớn hơn 40x40 cm sẽ được ghép bằng các mảnh lại với nhau còn tranh sứ thì nguyên khổ. Cảnh vật trang trí trên tranh gốm đều được đắp nổi bằng tay còn tranh sứ được vẽ trơn tru trên nền trắng của sứ tạo sự sắc nét, tinh xảo. Do đó các bức tranh gốm sứ thủ công vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao.


TRANH GỐM BÁT TRÀNG
Tranh gốm Bát Tràng cỡ nhỏ


Đa số các hộ gia đình ở Bát Tràng đều vừa là cơ sở sản xuất vừa kinh doanh. Nghệ nhân làm tranh – người thợ cả vừa đóng vai trò là người quản lý, chỉ đạo sản xuất, vừa là người trực tiếp làm ra sản phẩm. Mỗi nghệ nhân có những nét độc đáo riêng cho dù cùng chế tác một loại sản phẩm. Nét đặc sắc của bức tranh tùy theo trình độ sáng tạo và kinh nghiệm của từng nghệ nhân.

TRANH GỐM BÁT TRÀNG
Tranh gốm cỡ lớn ghép mảnh


Chủ xưởng tranh gốm Luận Hương, anh Phạm Văn Luận – người đã có gần hai mươi năm kinh nghiệm trong nghề này cho biết, tranh sứ đã có từ lâu nhưng trong vòng 20 năm trở lại đây tranh gốm mới xuất hiện. Hai mặt hàng này phát triển ổn định do phù hợp với thị hiếu khách hàng cũng như nhờ vào những đặc trưng riêng chỉ tranh gốm sứ ở làng Bát Tràng mới có. Đó là nguồn đất nhập từ mỏ cao lanh được pha thành hồ loãng nhờ sút (một loại chất pha), tạo dáng cho bức tranh là làm thủ công bằng tay, cùng với dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu. Do đó, tranh gốm Bát Tràng cốt dày, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, hơi đục. Còn tranh sứ thì lớp men trắng đều, mọng và bóng, không bị co men hay bị xuất hiện các nốt đen.

TRANH GỐM BÁT TRÀNG
Thợ làm tranh gốm

Ở Nhật có hai loại gốm của Việt Nam được nhập nhiều nhất là gốm Bát Tràng và gốm Đồng Nai. Gốm sành xốp Đồng Nai nung ở nhiệt độ thấp. Anh Phạm Văn Luận cho biết: “Gốm Bát Tràng từ xưa là loại gốm sành trắng, hiện nay có những loại gốm Bát Tràng mới đang rất được khách Nhật quan tâm”.

Chị Trần Bích Ngọc, chủ cơ sở gốm sứ chuyên tranh Tiệp Ngọc cho biết: “Mẫu có sẵn rất nhiều nhưng chúng tôi là nhà sản xuất thì chiều lòng khách hàng. Đa số khách  hàng Việt đều thích cảnh thôn quê, làng xóm vì họ cho rằng nét quê đang mất dần và họ muốn giữ lại những kỷ niệm quê hương và tranh thôn dã là yên bình hơn cả!”.  Các hình ảnh trang trí trên tranh được ưa chuộng nhất là những hình ảnh thôn quê, gắn liền với truyền thống văn hóa làng xóm của người Việt như: nhà tranh, cây đa, bến nước, mái đình, dòng sông, lũy tre hay những con vật thân quen như con trâu, con cá. v.v.

Tranh gốm sứ được khách hàng chọn vì trên chất liệu gốm sứ, mọi màu sắc và nét vẽ trên tranh có thể lưu lại được rất lâu, không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Tiện lợi nhất là vừa có thể gắn vào khung và treo trang trí nội thất hoặc có thể dùng tranh gốm ghép trực tiếp lên tường thành một bức lớn trang trí ngoại thất.


Theo những người làm gốm sứ ở làng thì Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu là thị trường nhập khẩu chủ yếu của tranh gốm sứ Bát Tràng. Khách nước ngoài đến chơi Bát Tràng có thể mua những tranh có chủ đề dân gian Việt Nam, thôn dã làm quà kỉ niệm. Song đặt hàng để bán, thì họ thường thiên về những dòng tranh trừu tượng.


Ngoài sản phẩm tranh gốm bát tràng còn được biết đến với các sản phẩm khác như: ấm chén bát tràng, bộ bát đĩa , bình gốm sứ ...

Nguồn: VOV5